Thêm chú thích |
#Cách phân biệt
Xem thêm#Sâu bệnh hại
Xem thêm#Album cây đẹp
Xem thêm#Cây giống
Xem thêmThứ Bảy, 4 tháng 4, 2020
Nhện đỏ hại đào
Nhện đỏ hại đào
Tên khoa học: Tetranychus sp.
Họ: Tetranychidae
Bộ: Acarina
Đặc điểm sinh học nhện đỏ hại đào Tetranychus sp
- Trưởng thành hình bầu dục dài 0.3-0.4mm, toàn thân phủ lông lưa thưa và thường có màu vàng, xanh, hay đỏ với đốm đen ở 2 bên thân mình. Sau khi bắt cặp, trưởng thành cái bắt đầu đẻ trứng từ 2 - 6 ngày, mỗi nhện cái đẻ khoảng 70 trứng.
- Trứng rất nhỏ, hình cầu hoặc hình củ hành, bóng láng và được đẻ sát gân lá ở cả hai mặt lá (thường là được gắn chặt vào mặt dưới của lá, ở những nơi có tơ do nhện tạo ra trong khi di chuyển). Khoảng 4 - 5 ngày sau trứng nở.
- Ấu trùng nhện đỏ rất giống thành trùng nhưng chỉ có 3 đôi chân. Những ấu trùng sẽ nở ra thành trùng cái thay da 3 lần trong khi những ấu trùng sẽ nở ra thành trùng đực thay da chỉ có 2 lần. Giai đoạn ấu trùng phát triển từ 5 - 10 ngày.
- Nhện đỏ hoàn tất một thế hệ từ 20 - 40 ngày.
Tập tính gây hại của nhện đỏ hại đào Tetranychus sp.
- Nhện di chuyển rất nhanh và nhả tơ mỏng bao thành một lớp ở mặt dưới lá nên trông lá có màu trắng dơ do lớp da để lại sau khi lột cùng với bụi và những tạp chất khác. Chúng sinh sống và gây hại ở mặt dưới lá, cả nhện trưởng thành và nhện non đều ăn biểu bì và chích hút mô dịch của lá cây khi lá bước vào giai đoạn bánh tẻ trở đi. Khi nhện đỏ dời đi, lớp mô thịt lá xẹp xuống và tạo thành các đốm màu nơi nó chích hút. Có khoảng 18-20 tế bào bị hủy/phút. Quá trình chích hút tạo thành các vết chấm trắng và về sau lá trở nên vàng xám hay màu đồng. Sự rụng lá hoàn toàn có thể xảy ra nếu nhện đỏ không được phòng trừ. Khi quần thể tăng trưởng, nhện đỏ phân bố khắp bề mặt lá, bao gồm cả mặt trên lá và những đốm vàng bao trùm cả lá làm chuyển sang màu đỏ hay rỉ sắt. Khi bị nặng, phần lá giữa và dưới có biểu hiện tiến trình rụng lá hướng về ngọn, chồi bị teo tóp lại và cây có thể bị chết. Chúng làm giảm 90% hoạt động quang tổng hợp của cây, 78% tuổi thọ lá và 65% kích thước lá, là những phần quan trọng trong đời sống của cây.
Biện pháp phòng trị nhện đỏ hại đào Tetranychus sp
Biện pháp canh tác:
- Không nên trồng với mật độ quá dầy làm cho vườn rậm rập, không thông thoáng, tán bị che phủ nhiều.
- Bón phân dứt điểm thành từng đợt và phải bón cân đối giữa đạm, lân và kali. Nếu vườn bị nhện gây hại nhiều thì nên tăng cường bón thêm phân lân và kali.
- Tỉa bỏ những cành, lá không cần thiết bên trong tán cây để tán cây luôn luôn được thông thoáng.
- Tưới nước giữ ẩm cho cây trong mùa khô.
- Vệ sinh đồng ruộng, hủy triệt để tàn dư cây trồng
- Tưới phun với áp lực mạnh khi mật độ nhện cao.
Biện pháp sinh học: Sử dụng thiên địch tự nhiên của nhện đỏ, bảo vệ làm gia tăng một số loài như:
- Bù lạch 6 chấm Scolothrips sexmaculatus
- Bọ xít nhỏ Orius tristicolor và Chysoperla carnea
- Bọ trĩ ăn thịt
- Bọ rùa Stethorus sp.
Thứ Sáu, 3 tháng 4, 2020
5 cách phân biệt đào ghép Trung Quốc 'đội lốt' đào Thất Thốn Nhật Tân
Giáp Tết, nhiều chợ hoa bày bán loại đào 'lạ' được giới thiệu là đào Thất Thốn quý hiếm, dùng để tiến vua. Song, thực tế đây là loại đào ghép Trung Quốc được nhập về với giá rẻ; nếu không thận trọng, người mua rất dễ bị 'hớ' khi mua đào chơi Tết.
1. Điểm dễ nhận biết ở loại đào ghép Trung Quốc này là gốc nhỏ, cành thân thẳng, nhẵn, có màu xám trắng giống thân cây đào phai Việt Nam và chỉ có một thế duy nhất. Cây đào Thất Thốn gốc to, xù xì góc cạnh. Cây cao khoảng 1 mét, gốc có đường cong mềm mại; mỗi cây một vẻ, một dáng dấp.
2. Hoa đào Thất Thốn có thể mọc ở giữa gốc, giữa thân, có khi hoa còn mọc ở sát mặt đất. Bông hoa có nhiều lớp, bông to,màu đỏ tươi; cánh hoa nở tròn đều như được sắp đặt... Đào Trung Quốc hoa nụ dày chi chít trên cành; cánh hoa mỏng, thuôn dài, có màu hồng nhạt, hoa nở ra cánh không tròn đều; thân cây không có hoa.
3. Đào Thất thốn Nhật Tân có nhiều lộc và nhiều dăm, lá xanh biếc; đào Trung Quốc cành có phần hơi to, thẳng, ít lá, ít lộc hơn.\
4. Đào ghép Trung Quốc nhỏ, cao tầm 30 - 40 cm; tác động vào vỏ cây như cạo thân thường có màu trắng. Đào Thất Thốn Nhật Tân khi cạo thân cây có màu như quả mận chín.
5. Đào Thất Thốn Nhật Tân được "tôi luyện" ít nhất trong 10 năm cây mới thành dáng, có cây được chăm sóc lên đến 20 năm; vì thế giá bán phải từ 10 triệu đến vài chục triệu đồng... Đào Trung Quốc “đội lốt” đào Thất Thốn đang được rao bán nhiều trên chợ online, hè phố với giá trung bình từ 500.000 - 3.000.000 đồng/cây tùy kích thước.
1. Điểm dễ nhận biết ở loại đào ghép Trung Quốc này là gốc nhỏ, cành thân thẳng, nhẵn, có màu xám trắng giống thân cây đào phai Việt Nam và chỉ có một thế duy nhất. Cây đào Thất Thốn gốc to, xù xì góc cạnh. Cây cao khoảng 1 mét, gốc có đường cong mềm mại; mỗi cây một vẻ, một dáng dấp.
2. Hoa đào Thất Thốn có thể mọc ở giữa gốc, giữa thân, có khi hoa còn mọc ở sát mặt đất. Bông hoa có nhiều lớp, bông to,màu đỏ tươi; cánh hoa nở tròn đều như được sắp đặt... Đào Trung Quốc hoa nụ dày chi chít trên cành; cánh hoa mỏng, thuôn dài, có màu hồng nhạt, hoa nở ra cánh không tròn đều; thân cây không có hoa.
3. Đào Thất thốn Nhật Tân có nhiều lộc và nhiều dăm, lá xanh biếc; đào Trung Quốc cành có phần hơi to, thẳng, ít lá, ít lộc hơn.\
4. Đào ghép Trung Quốc nhỏ, cao tầm 30 - 40 cm; tác động vào vỏ cây như cạo thân thường có màu trắng. Đào Thất Thốn Nhật Tân khi cạo thân cây có màu như quả mận chín.
5. Đào Thất Thốn Nhật Tân được "tôi luyện" ít nhất trong 10 năm cây mới thành dáng, có cây được chăm sóc lên đến 20 năm; vì thế giá bán phải từ 10 triệu đến vài chục triệu đồng... Đào Trung Quốc “đội lốt” đào Thất Thốn đang được rao bán nhiều trên chợ online, hè phố với giá trung bình từ 500.000 - 3.000.000 đồng/cây tùy kích thước.
Đào thất thốn có gì lạ mà giá đắt như vậy?
Theo các cụ nghệ nhân trồng đào tại làng Nhật Tân, đào thất thốn là loại đào có cây cao hơn mặt đất 7 tấc (hơn 1m), trồng trong 3 năm mới đơm hoa, 7 năm cây ra hoa kép và mỗi tầng hoa đều có 7 cánh, vào ban đêm hoa tỏa hương thơm thoang thoảng mà giống đào thường không có được.
Chưa ai biết xuất xứ của loại đào này, nhưng các cụ cao tuổi làng đào Nhật Tân cho biết, muốn trồng được đào thất thốn, người trồng đào phải chăm sóc cực kỳ cẩn thận. Đất trồng đào phải là đất thịt được đánh lên, phơi nỏ nắng, không để đất còn lại chút chất chua nào. Tưới cây phải tưới bằng nước sạch, bởi vậy, cây đào trở nên thanh cao, tao nhã, xưa kia chỉ các bậc quyền quý, nhà giàu mới chơi loại đào này.
Để chăm dưỡng được một cây đào quý này, vào những ngày rét mướt, sương muối hay những hôm nắng bỏng héo lá, người trồng đào phải là một "bà đỡ" thật khéo thì đào mới trụ được. Chơi đào thất thốn phải đánh nguyên cả cây, cho vào chậu chứ nếu chỉ cắt cành thì quá lãng phí và không biết cách chơi đào. Những năm bao cấp, hầu như không còn ai trồng đào thất thốn, thỉnh thoảng mới có một gia đình cố giữ lại trong vườn.
Hoa đào là loài có một đặc điểm riêng mà không một loại cây nào có được: Dù bị cắt lìa cành vẫn trổ hoa, kết quả. Đất càng cằn cỗi hoa càng đẹp. Thất Thốn còn có sức sống mãnh liệt hơn thế nữa, có thể sống được trong chậu, trong khi đào thường chỉ khoảng ba năm là chết. Thất Thốn thân ngắn, gốc sùi phồng xù xì, lá to và dài xanh đậm, vỏ cây nếu bóc ra thì tím màu mận chín chứ không có màu gỗ như các loại đào thường.
Chưa ai biết xuất xứ của loại đào này, nhưng các cụ cao tuổi làng đào Nhật Tân cho biết, muốn trồng được đào thất thốn, người trồng đào phải chăm sóc cực kỳ cẩn thận. Đất trồng đào phải là đất thịt được đánh lên, phơi nỏ nắng, không để đất còn lại chút chất chua nào. Tưới cây phải tưới bằng nước sạch, bởi vậy, cây đào trở nên thanh cao, tao nhã, xưa kia chỉ các bậc quyền quý, nhà giàu mới chơi loại đào này.
Để chăm dưỡng được một cây đào quý này, vào những ngày rét mướt, sương muối hay những hôm nắng bỏng héo lá, người trồng đào phải là một "bà đỡ" thật khéo thì đào mới trụ được. Chơi đào thất thốn phải đánh nguyên cả cây, cho vào chậu chứ nếu chỉ cắt cành thì quá lãng phí và không biết cách chơi đào. Những năm bao cấp, hầu như không còn ai trồng đào thất thốn, thỉnh thoảng mới có một gia đình cố giữ lại trong vườn.
Để chăm dưỡng được một cây đào quý này, vào những ngày rét mướt, sương muối hay những hôm nắng bỏng héo lá, người trồng đào phải là một "bà đỡ" thật khéo thì đào mới trụ được. Chơi đào thất thốn phải đánh nguyên cả cây, cho vào chậu chứ nếu chỉ cắt cành thì quá lãng phí và không biết cách chơi đào. Những năm bao cấp, hầu như không còn ai trồng đào thất thốn, thỉnh thoảng mới có một gia đình cố giữ lại trong vườn.
Vì độ hiếm mà đào thất thốn được những người chơi cây cảnh gọi là "đặc sản tiến vua" và có giá rất đắt. Những năm gần đây, đào Thất Thốn nổi lên như một loại cây đẳng cấp dành riêng cho những dân chơi đào nhà nghề.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)